Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Lập trình PLC Delta điều khiển Servo

Lập trình PLC Delta điều khiển Servo bằng lệnh phát xung - Ứng dụng PLC Delta, Servo Delta trong công nghiệp chế tạo máy.

Mở đầu: 
- Sau khi làm quen với PLC và Servo, lập trình viên có thể tìm hiểu thêm về điều khiển phát xung để điều khiển Servo ở chế độ điều khiển vị trí. Ứng dụng trong các máy cắt bao bì, máy đóng gói, máy phóng nguyên liệu, ...
- Với Servo, sẽ có tham số cho phép cài đặt hiệu chỉnh số xung / 1 vòng quay.
- PLC sẽ có lệnh phát xung với các tham số về tần số phát xung, số xung phát ra.
Vấn đề điều khiển:
- Cài đặt Servo ở chế độ điều khiển vị trí: khi đó với mỗi 1 vòng quay của Motor, bộ điều khiển - Drive của Servo sẽ quy thành số xung. Ví dụ là 160.000 xung/vòng quay. Điều này có nghĩa : PLC phát đủ 160.000 xung thì động cơ Servo sẽ quay được đúng 1 vòng. Ở bài viết này, tôi chưa đề cập tới độ phân giải tức là số xung của Encoder được gắn trên động cơ.
- Về tốc độ: tốc độ động cơ ở chế độ điều khiển vị trí sẽ được tính tương đương với tần số phát xung của PLC. Chúng ta có thể dựa vào tần số + số xung/ vòng để quy ngược lại thành tốc độ vòng/ phút của Motor, xem chi tiết cách tính bên dưới.
Vấn đề lập trình PLC:
- Lệnh điều khiển phát xung:
( Do bố cục blog, hình ảnh sẽ được thu nhỏ, nếu quý vị và các bạn cần tham khảo, xin vui lòng click lên hình ảnh để được xem với kích thước thực )

+ Trong hình trên: 
P1 là chương trình con P1 tên do người lập trình đặt là AC Servo
M1000 là bit luôn ON khi PLC RUN - dùng để tạo điều kiện đầu vào cho câu lệnh, tránh trường hợp vô điều kiện.
M13 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho phép thực hiện lệnh phát xung.
M10 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho phép chạy chế độ phát xung liên tục, không giới hạn số xung.
M1029 là bit Rơ le trạng thái trong chương trình và được PLC tự động ON khi lệnh phát xung phát đủ số xung đã yêu cầu ( Trong chế độ phát xung có giới hạn) và không ON khi chạy liên tục.
M12 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho chế độ tự động.

Ở ví dụ lập trình trên, chúng ta chỉ quan tâm tới lệnh phát xung và bit báo trạng thái phát xung hoàn thành.
+ Cách viết lệnh phát xung:
Trong cửa số soạn thảo chương trình theo dạng Ladder, người lập trình chỉ cần gõ trực tiếp câu lệnh : 
             DPLSY D500 D510 Y0



+ Với ví dụ này: 
  • Cấu trúc lệnh phát xung DPLSY bao gồm:
chữ D nghĩa là dạng Double, các thanh ghi dữ liệu được sử dụng sẽ ghép đôi trở thành thanh ghi lớn hơn.
Ví dụ trên: D500 là thanh ghi 16 bit với PLC Delta, khi dùng trong câu lệnh có Double sẽ được ghép chung với 1 thanh ghi phía sau là D501 trở thành thanh ghi 32 bit. Khi đó D501 và D500 sẽ trở thành 1 thanh ghi và được chia làm 2 phần chứa trong D501 và D500 dưới dạng byte thấp và byte cao.
  • Chữ PLSY là ký hiệu của lệnh phát xung vuông trong PLC với ngõ ra Y.
  • D500-D501 ( Double) : Là thanh ghi chứa giá trị của tần số phát xung, tính theo đơn vị Hz dạng số nguyên.
  • D510-D511 ( Double) : Là thanh ghi chứa số xung sẽ phát ra tại ngõ ra phát xung.
  • Y0 là địa chỉ của ngõ ra Y0, nơi mà xung sẽ được phát ra. Tùy theo loại PLC mà lựa chọn ngõ ra phát xung được quy định trong tài liệu.
  • M1029 là bít báo trạng thái của PLC: Khi M1029 ON, có nghĩa là lệnh phát xung ở ngõ ra Y0 đã phát đủ số xung trong thanh ghi D510-D511. 
  • Nếu D510-D511 = 0, khi đó PLC sẽ không hiểu theo nghĩa số xung phát ra = 0. PLC sẽ hiểu ngược lại là phát xung liên tục, không giới hạn. 
Chú ý: với mỗi loại PLC sẽ bị giới hạn tốc độ phát xung và số ngõ ra cho phép phát xung khác nhau. Người lập trình cần đọc kỹ tài liệu của PLC khi lựa chọn.
Tham khảo:
DVP14SS211T : phát xung 10kHz
DVP12SC11T : Phát xung 100kHz
DVP28SV11T : phát xung 200kHz
.....
Ngoài ra cần phải chú ý, với ngõ ra phát xung, PLC được chọn phải là dạng ngõ ra Transistor, tuyệt đối không phải Relay.

Khi nào thì lệnh phát xung có tác dụng ? 
Khi điều kiện lập trình đạt yêu cầu, xem hình ví dụ bên dưới:

Khi M111 ON, và giá trị D500 ( 16 bít, không phải Double 32 bit ) được đặt, lệnh phát xung sẽ có tác dụng, ngõ ra Y0 sẽ có một chuỗi xung vuông đến khi số xung phát ra bằng với thanh ghi D510. Và nếu D510 = 0 thì lệnh phát xung sẽ tạo ra một chuỗi xung liên tục đến khi bit M111 được OFF.
Ở đây tần số phát xung là D500 = 100Hz.

Làm sao để biết PLC đã phát xung hoàn thành, kết thúc:
Như đã nêu ở trên, bit M1029 sẽ báo trạng thái kết thúc lệnh phát xung khi số xung là 1 số khác 0 và bằng với giá trị lưu trong thanh ghi chứa số xung phát ra ( D510 ).
Lập trình viên có thể lập trình kiểm tra trạng thái của bit M1029 để xác nhận việc phát xung đã kết thúc.
Ví dụ khi lập trình máy cắt bao bì, với chiều dài túi tương đương với 5000 xung, chúng ta dùng lệnh trên và nạp giá trị phát xung là K5000 vào thanh ghi D510, tốc độ tùy theo yêu cầu và quy thành Hz nạp vào thanh ghi D500.
Khi nạp xong giá trị, Set ON bit M111, PLC sẽ thực hiện phát xung ở ngõ ra Y0, và khi phát đủ 5000 xung tương đương với chiều dài bao bì, Bit M1029 sẽ ON. Lúc này dùng logic lập trình để hủy phát xung <=> Set OFF M111, và thực hiện bước tiếp theo như ra lệnh cắt bao bì, thổi túi, ...

Cách lập trình tính toán chiều dài thực tế và quy thành chiều dài trên PLC
Chúng ta đã được biết, với ví dụ là tham số đặt số xung / vòng quay là 5000 xung. Đây là 1 điều kiện cần để tính toán chiều dài thực tế.
Sau khi có đầy đủ phần cơ khí, chúng ta cần tính thêm và phải đo thực tế hoặc tính toán thiết kế ngay từ ban đầu như sau: số mm / vòng quay của trục động cơ Servo. Tức là khi trục động cơ quay 1 vòng, phần dịch chuyển của máy di chuyển 1 chiều dài bao nhiêu? Giả sử là 25mm/ vòng quay.
Từ đó ta có công thức tính ứng với chiều dài dịch chuyển là 50cm <=> 500mm là :
            Số xung cần phát = ( chiều dài đặt ) / ( chiều dài / vòng quay  ) x ( số xung / vòng quay )
       => Số xung cần phát = 500 / 25 x 5000 = 100 000 xung.
Vậy chỉ cần viết lệnh phát đủ 100.000 xung thì động cơ sẽ quay và làm máy dịch chuyển 50cm.

Có một mẹo khi lập trình với số nguyên Int mà không muốn chuyển sang số thực Real là: thực hiện phép nhân trước và phép chia sau. Vì nếu thực hiện phép chia số nguyên, phần dư sẽ bị cắt bỏ. Khi đó càng về sau, sai số càng lớn.
Với việc đo thực tế, sẽ có sai số nhất định nhưng sẽ khiến việc thiết kế cơ khí không cần tính toán chi tiết tỷ số truyền của phần truyền động. Để lấy thêm độ chính xác, chúng ta có thể quy chiều dài ra giá trị nhỏ hơn. Sau kết quả thu được, chúng ta sẽ quy đổi về Cm hoặc mm tùy theo yêu cầu.

Cách lập trình tính toán tốc độ thực của Motor Servo theo tần số phát xung:
- Giả sử chúng ta phát xung với tần số 100Hz.
- Giả sử tốc độ định mức của động cơ là 3000 vòng/ phút, và tham số đặt số xung / vòng quay là 5000 xung/vòng quay.
=> Tính tốc độ động cơ tại tần số 100Hz ?
Cách tính như sau:
100Hz <=> 1 giây phát 100 xung => 1 phút phát số xung là : 100 x 60 = 6000 xung
=> số vòng quay / phút ở 100Hz là : 6000 / 5000 = 1.2 Vòng / Phút

Tại sao lại phải quan tâm tới tốc độ định mức của Motor khi thực hiện lệnh phát xung điều khiển ???
Giả sử với tốc độ 3000 vòng / phút, 5000 xung / vòng quay
=> số xung cần phát trong 1 phút là : 3000x5000 = 15.000.000 xung
=> số xung cần phát trong 1 giây là : 15.000.000 / 60 = 250.000 xung
=> Tần số phát xung để đạt tốc độ 3000 vòng/ phút là : 250.000 Hz = 250kHz
Vậy nếu chúng ta phát tần số > 250kHz, nghĩa là Drive sẽ nhận quá số xung định mức / giây => không điều khiển được, gây giật động cơ, có thể bị mất xung gây sai số về vị trí đã tính toán.

Tốc độ phát xung có ảnh hưởng gì tới lựa chọn PLC ???
Với mỗi loại PLC sẽ được thiết kế đặc biệt cho ngõ ra phát xung. Số lượng ngõ ra phát xung và tốc độ ( tần số ) ngõ ra tỷ lệ thuận với giá thành sản phẩm và hiệu quả của hệ thống.
Giả sử chúng tay chỉ cần phát 5kHz, khi đó chỉ cần lựa chọn PLC có tốc độ phát xung > 5kHz.
Ví dụ: DVP14SS211T : phát xung 10kHz
Hoặc nếu lựa chọn PLC phát xung tốc độ thấp khi cần tới tốc độ cao hơn sẽ không thể đáp ứng.
Nếu chúng ta  lập trình phát với tốc độ cao hơn tốc độ cho phép của PLC theo các cách tính ở trên, dẫn tới ngõ ra phát xung không đáp ứng được và có thể gây mất xung.

Sự khác nhau cơ bản giữa ngõ ra phát xung tốc độ cao và ngõ ra không phát xung hoặc tốc độ thấp ???
Ngõ ra phát xung được thiết kế bằng các linh kiện bán dẫn có tốc độ đóng cắt cao như Transistor trường ( Như Mos FET, ... )
Ngõ ra không có khả năng phát xung tốc độ cao như ngõ ra dạng Relay - do đáp ứng cơ cấu cơ khí chậm và tuổi thọ cơ khí khi đóng cắt nhanh là không cao gây lên việc không thể phát với tốc độ quá cao và không nên dùng để phát xung liên tục dù tốc độ thấp. Chu kỳ có thể là 1 hoặc nhiều hơn 1 giây nhưng vẫn gây giảm tuổi thọ đáng kể của Relay.
Ngõ ra không có khả năng phát xung tốc độ cao nhưng vẫn cho phép phát ở tốc độ thấp hơn bằng các lệnh tương tự, đó là ngõ ra dạng Transistor lưỡng cực BJT.
Các kiến thức về phần cứng - điện tử , các bạn vui lòng trao đổi trực tiếp hoặc tìm hiểu qua mạng và sách vở. 

Biên soạn : Nguyễn Bá Quỳnh - CN Điện tử - tự động hóa.
Ngày 30/03/2013

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Phụ kiện biến tần, ... thiết bị tự động hóa

Bảo trì & CSKH | Phụ kiện thiết bị

Auto Vina có đầy đủ các linh kiện và phụ kiện để sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng cho Quý khách
Sau thời gian bảo hành, chúng tôi cam kết cung cấp đầy đủ các linh kiện theo tiêu chuẩn DELTA để sửa chữa khi có yêu cầu của Quý khách hàng.  

 



Các linh kiện Biến tần dòng VFD - E Series



       Một số linh kiện của Biến tần VFD-B  Series




Linh kiện Biến tần VFD-F Series



Linh kiện biến tần VFD-M Series


Dịch vụ bảo trì

Bảo trì & CSKH | Dịch vụ bảo trì
Chính sách Bảo hành - Bảo trì sửa chữa
Bảo trì bảo dưỡng thiết bị, hệ thống máy móc định kỳ tại nhà máy khách hàng




Tùy trường hợp, Auto Vina có thể kiểm tra, bảo hành thiết bị tận nơi, giúp Khách hàng tiết giảm thời gian gián đoạn sản xuất.

Quý khách hàng sẽ an tâm và tín nhiệm khi đội ngũ, kỹ sư bảo trì của Auto Vina luôn nghiên cứu tài liệu, phân tích chính xác lỗi thiết bị trước khi thực hiện bảo hành sữa chữa, thay thế linh kiện.


Spare part, linh kiện phụ kiện "Chính hãng, Luôn có sẵn". 
(Phòng Bảo trì và chăm sóc khách hàng công ty Auto Vina)

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Biến tần VFD-FG tiết kiệm điện cho máy nén khí

Kỹ thuật & giải pháp | Delta | VFD-F/G tiết kiệm điện trong Máy Nén khí

Nguyên lý hoạt động
T chế độ điều khiển cung cấp khí lúc có tải/ không có tải và chế độ điều khiển tốc độ.

Chế độ điều khiển cung cấp khí có tải/ không có tải:
Chế độ này đề cập đến việc kiểm soát không khí đầu vào qua van cửa vào. Có nghĩa là, khi áp suất đạt đến giới hạn trên, van cửa vào sẽ đóng và máy nén sẽ đi vào trạng thái hoạt động không tải; khi áp suất đạt dưới hạn dưới, van cửa vào sẽ mở và máy nén sẽ đi váo trạng thái hoạt động có tải.

Máy nén khí không cho phép tình trạng hoạt động có tải trong thời gian dài, công suất định mức của motor được chọn theo nhu cầu thực tế lớn nhất và thông thường được thiết kế dư tải. Các thiết bị khởi động chịu sự hao mòn lớn và đó là nguyên nhân làm cho tuổi thọ motor giảm, do đó sẽ nặng về công việc bảo trì. Mặc dù phương pháp giảm điện áp đã được áp dụng, dòng khởi động vẫn còn rất lớn, nó có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của lưới điện và ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của các thiết bị tiêu thụ điện khác. Hơn nữa, trong mọi trường hợp sự hoạt động là liên tục và động cơ của máy nén khí không được hỗ trợ điều chỉnh tốc độ, do đó sự thay đổi áp suất và lưu lượng không được dùng trực tiếp để giảm tốc độ và điều chỉnh công suất đầu ra cho phù hợp, và motor không cho phép khởi động thường xuyên, đó là nguyên nhân làm cho motor vẫn còn chạy không tải trong khi lượng khí tiêu thụ rất nhỏ, làm tiêu tốn một lượng lớn điện năng.
Chế độ có tải/không tải thường xuyên là nguyên nhân thay đổi áp suất trong toàn bộ đường ống, và áp suất làm việc không ổn định sẽ giảm tuổi thọ của máy nén khí. Mặc dù đã có một vài điều chỉnh cho máy nén khí (chẳng hạn như điều chỉnh van, điều chỉnh tải) ngay cả trong trường hợp lưu lượng ít, lượng điện tiêu thụ giảm xuống cũng không đáng kể do motor quay liên tục.
Chế độ điều khiển tốc độ quay motor
Điều chỉnh lưu lượng bằng cách thay đổi tốc độ quay của máy nén khí, trong khi vẫn giữ cho van mở không thay đổi (thường là duy trì mở tối đa). Khi tốc độ quay của máy nén khí thay đổi, các đặc tính khác cũng thay đổi cùng với hệ thống nén khí, trong khi lực cản đường ống không đổi.
Với chế độ điều khiển như vậy, công nghệ thay đổi tần số được dùng để thay đổi tốc độ quay motor của máy nén khí và máy nén khí sẽ thay đổi lưu lượng theo nhu cầu tiêu thụ thực tế. Như vậy, hệ thống cung cấp khí có thể đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời tiết kiệm điện. Nguyên tắc cơ bản của biến tần là sự chuyển đổi điện AC-DC-AC và có thể cho ra điện áp có tần số thay đổi theo yêu cầu của người dùng. Tốc độ quay của motor là tỉ lệ tuyến tính với tần số, do đó điện áp xoay chiều ở ngõ ra với tần số điều chỉnh được bởi biến tần có thể đáp ứng cho điện áp motor của máy nén khí, do đó tiện lợi cho việc thay đổi tốc độ quay của máy nén khí.
Chi tiết thuyết minh giải pháp vui lòng vào mục Tài liệu kỹ thuật
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi
                                                                (Theo Phòng kỹ thuật sản phẩm công ty Auto Vina)

Ứng dụng biến tần Delta cho bơm điều áp tiết kiệm điện

Kỹ thuật & giải pháp | Delta | Ứng dung biến tần CP2000; VFD-F tiết kiệm điện trong hệ thống bơm điều áp

Theo phương pháp điều khiển truyền thống thì việc điều chỉnh lưu lượng của bơm được thực hiện bằng valve tiết lưu do vậy động cơ vẫn chạy ở chế độ định mức ngay cả khi nhu cầu phụ tải đã thỏa mãn do vậy không dẫn đến hiệu quả tiết kiệm năng lượng.

Tư vấn Giải pháp bơm điều áp với biến tần VFD - CP2000; VFD-F series của Delta

Nguyên lý hoạt động của biến tần khá đơn giản, đầu tiên nguồn điện xoay chiểu 3 pha hoặc 1 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn điện một chiều nhờ cầu chỉnh lưu diode và tụ điện. điện áp một chiều này sẽ được nghịch lưu thành điện áp xoay chiều ba pha với biên độ và tần số thay đổi được công đoạn này được thực hiện thông qua IGBT với phương pháp điều chế độ rộng xung PWM. Với công nghệ bán dẫn phát triển như ngày nay tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ. Xét một hệ thống gồm 2 bơm như sau yêu cầu đưa ra là ổn định áp suất đường ống sao cho áp suất đường ống luôn ổn định ở giá trị cài đặt.

Chúng ta sẽ sử dụng một cảm biến áp suất để đưa tín hiệu áp suất đường ống về biến tần, biến tần sẽ thực hiện tính toán dựa theo tín hiệu áp suất cài đặt và áp suất hồi tiếp theo thuật toán PID để giữ sao cho áp suất trên đường ống là không đổi.

Chi tiết thuyết minh giải pháp vui lòng vào mục Download/Chọn thiết bị "Biến Tần"/Chọn tài liệu "Ứng dụng/Appication"
Giải pháp điều khiển nhiều bơm với CP2000

Hình ảnh Ứng dụng lắp đặt cho khách hàng:


Chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

(Theo Phòng kỹ thuật sản phẩm công ty Auto Vina)

Ứng dụng sản phẩm tự động hóa Delta cho máy đóng gói tốc độ cao

Kỹ thuật & giải pháp | Delta | Ứng dụng sản phẩm tự động hóa Delta cho máy đóng gói tốc độ cao
Delta Electronics Inc., đã ứng dụng thành công việc tích hợp các thiết bị của Delta cho dây chuyền máy đóng gói tốc độ cao.
Thông qua việc cài đặt thông số E- CAM (chế độ Pr) của Servo dòng ASD- A2 sẽ thỏa mãn nhu cầu ứng dụng tốc độ cao trong máy đóng gói, cho vị trí cắt và hàn của máy đóng gói chính xác, từ đó cho năng suất cao.


Ø  Đóng gói chính xác vói chất lượng caoĐộ chính xác cắt có thể đạt đến 0.5mm.
Ø  Khi ̣ thống  ̉ dụng 4 dao cắtTốc độ cắt có thể đạt đén 900 đến 1000 góiphút.
Ø  Chức năng CAM điện tử (E-CAM ) của servo điều khiển giúp cho việc lập trình và cấu hình PLC cực kỳđơn giản.

(Theo Phòng Kỹ Thuật - Delta Electronics Inc)

Giải pháp biến tần cho Cầu trục - Cổng trục

Kỹ thuật & giải pháp | Delta | Giải pháp Biến tần cho Cầu trục – Cổng trục
Thực trạng:
Hiện nay nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực bê tông sử dụng rất nhiều hệ thống cầu trục và cổng trục dùng để di chuyển các cấu kiện nặng như khuôn, cọc nhồi, trụ điện, bê tông tấm…nhưng giải pháp lắp biến tần cho hệ thống điều khiển hầu như chưa được quan tâm. 
 
                 Cổng trục                                            Cẩu trục

Điều khiển hệ thống dầm cẩu gồm 2 phần chính: phần điều khiển nâng hạ và điều khiển di chuyển dầm cẩu. 
Việc di chuyển dầm cẩu được thực hiện bởi 2 motor kéo hệ thống bánh lái đặt dưới chân dầm cẩu. Công suất 2 motor tùy thuộc vào khối lượng của dầm cẩu. Hai motor này sử dụng nguồn điện chung và run/stop đồng thời thông qua hệ thống nút bấm trên remote điều khiển. 
Nhược điểm/ Tác hại:
  • Khi 2 motor được cấp nguồn trực tiếp từ lưới điện 3 pha/380VAC và đồng thời, dẫn đến:
  • Dầm cẩu sẽ bị vặn xoắn, gây nguy hiểm cho công nhân vận hành.
  • Làm giảm tuổi thọ phần cơ khí của dầm cẩu.
  • Năng lượng điện tiêu hao nhiều do dòng điện khi khởi động cao hơn dòng điện làm việc định mức.
  • Gây sụt áp lưới khi khởi động, ảnh hưởng đến chất lượng mạng điện toàn hệ thống.
  • Dầm cẩu sẽ bị rung lắc khi motor dừng và khởi động, điều này làm giảm tuổi thọ của hệ thống bánh răng và bạc đạn
  • Chi phí bảo dưỡng dầm cẩu cao
Hình ảnh lắp đặt thực tế dự án cho khách hàng:


Lắp biến tần cho cổng trục


Lắp biến tần cho thang máy nâng hàng, người

Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
(Theo Phòng kỹ thuật sản phẩm công ty Auto Vina)

Giải pháp biến tần cho công nghiệp dầu khí


Kỹ thuật & giải pháp | Delta | Giải pháp biến tần cho công nghiệp dầu khí
Thực trạng

Với nhu cầu dầu khí ngày càng tăng trên thế giới, nhiều công ty dầu khí lớn liên tục đầu tư, bao gồm việc hiện đại hóa và tái sử dụng các giếng dầu nhằm tăng năng suất và khai thác hiệu quả, giảm thiểu sự căng cơ khí trong hệ thống và tối ưu hóa dịch vụ.


Năng lượng là 1 phần quan trọng trong chi phí vận hành của các công ty dầu khí. Môi trường nhiệt độ thấp lại là một thử thách lớn hơn, vì mật độ dầu sẽ làm cho việc khai thác trở nên đặc biệt khó khăn.

Những đơn vị bơm dò tìm dầu, cho dù là mới hay hiện tại đều được điều khiển bằng một hệ thống cung cấp giải pháp nâng cao hiệu quả và năng suất của bơm, ngăn chặn các thiếu hụt và chi phí năng lượng liên quan.

Ba mục tiêu chính mà các công ty thăm dò dầu khí luôn theo đuổi:

  • Hiệu quả năng lượng trong quá trình khai thác
  • Tăng năng suất
  • Giảm sự căng cơ khí và phần điện trong quá trình cài đặt.
Điều này rất quan trọng để kiểm soát tốc độ máy bơm khi nó phụ thuộc vào năng suất, cho dù máy bơm hoạt động 100% thời gian, hay chỉ thời gian ngắn do lưu lượng không liên tục hoặc thời gian phục hồi thấp.

Giải pháp của Delta

Trong hệ thống tích hợp này, giải pháp điều khiển năng lượng cho bơm dầu bao gồm biến tần Delta C2000 sẽ giúp tạo ra một lưu lượng dầu chảy không gián đoạn, giảm thiểu thời gian chết và chi phí năng lượng. Về căn bản, C2000 cung cấp tần số cần thiết cho chương trình điều khiển chính (PCP) để điều chỉnh tốc độ bơm đến vòng quay cao nhất (RPM) tại bất kì thời gian nào. Điều này tối ưu hóa sản xuất và giảm sức căng cơ khí.

C2000 cũng tự động điều chỉnh PRM để tránh các vấn đề quá tải trong thanh kéo do bơm bị tắc nghẽn hay dưới tải do đứt dây đai. Thiết bị này cũng kiểm soát sự xoay vòng trở lại lúc khởi động để bảo vệ máy bơm, thanh kéo và tối đa hóa sản xuất. Tất cả các tính năng này đặc biệt sẽ làm tăng hiệu quả vận hành. 
Bảng điều khiển lệnh

Delta sử dụng màn hình cảm ứng 7’’, 65.000 màu như một giao diện điều khiển trên bảng phía trước. Màn hình này có thể kết nối đến bộ điều khiển Pen với ổ cắm USB để lưu trữ dữ liệu vận hành và các báo động.

Thiết bị được cài trên cửa chính và gắn liền với cả hệ thống. Màn hình hiển thị của Biến tần C2000 sẽ được lắp trên cánh cửa thứ hai của tủ thiết bị.


C2000 được đặt trong tủ với bộ nguồn Delta nhằm cung cấp năng lượng cho các lệnh, đèn chiếu sáng, máy biến áp, máy điều nhiệt và khả năng chống ẩm. Bởi vì tủ có thể được đặt ở nơi khí hậu lạnh, cho nên tủ hoàn toàn không thấm nước với một ống đối lưu không khí hợp với nhiệt độ của C2000. Điều này cho phép không khí lưu thông qua một bể phốt và vì vậy giữ cho các thiết bị điện tử cách ly với các thành phần bên trong tủ. 


  

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Giải pháp HES cho máy ép nhựa

Kỹ thuật & giải pháp | Delta | Giải pháp HES (Hệ thống năng lượng lai) cho máy ép nhựa

Giải pháp HES (Hệ thống năng lượng lai) cho máy ép nhựa sử dụng biến tần VFD-VJ 

Sản phẩm nhựa có mặt ở khắp nơi quanh chúng ta, từ những thiết bị điện tử đến những sản phẩm  chăm sóc cá nhân đến cả phụ tùng ôtô …. Tất cả những sản phẩm này được chế tạo từ máy ép nhựa sử dụng chuỗi chu trình phun keo và ép khuôn.
Có 4 bộ phận chính tiêu thụ điện năng trong 1 máy ép nhựa truyền thống:

- Bơm thủy lực

- Hệ nhiệt

- Hệ thống làm lạnh

- Các bộ phận điều khiển

Trong số các bộ phận trên, bơm thủy lực tiêu tốn năng lượng nhiều nhất, chiếm hơn 75% tổng năng lượng tiêu thụ của 1 máy ép nhựa.
Nhu cầu lưu lượng và áp lực trong tất cả các chu trình kềm khuôn, phun keo, giữ áp lực, làm lạnh đều khác nhau. Tuy nhiên khi động cơ chạy ở tốc độ ổn định sẽ cung cấp lưu lượng và áp lực ngang bằng nhau. Ở mỗi giai đoạn, Van hồi và Van tuyến tính có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng và áp suất dư thừa. Chu trình này còn được gọi là "tiết lưu áp lực cao” và nó chiếm khoảng 40%-75% năng lượng tiêu hao.


Để giải quyết vấn đề này, Delta giới thiệu 1 giải pháp tích hợp có các tính năng nổi bật về điều khiển lưu lượng và áp lực, tiêu thụ năng lượng thấp, ép khuôn chính xác, và gia tăng năng suất: Hệ thống năng lượng lai (HES). 

Hệ thống thông thường sử dụng van tuyến tính và động cơ cảm ứng như là phương tiện điều khiển.  Động cơ chạy liên tục ở trạng thái đầy tải, dẫn đến tiêu thụ lượng điện năng không cần thiết và làm tăng nhiệt độ dầu. Việc sử dụng động cơ servo công nghệ mới nhất điều khiển với các đặc tính  servo đáp ứng rất cao. Hệ thống HES Delta gia tăng tốc độ quay khi cần thiết trong suốt chu trình sản xuất để thỏa mãn đòi hỏi áp lực. Nó chạy liên tục ở tốc độ thấp để kéo dài thời gian, làm giảm điện năng tiêu thụ và giảm nhiệt độ dầu. Lợi ích của nhiệt độ dầu thấp là tăng tuổi thọ của các bộ phận thủy lực và dầu. Bằng cách giảm tần suất bảo dưỡng, hơn nữa là tăng năng lực sản xuất. Sau khi thử nghiệm thực tế từ phía khách hàng, kết quả cho thấy hiệu suất năng lượng đạt được đến 60% hoặc thậm chí là 70%.

Để biết thêm chi tiết thuyết minh giải pháp, vui lòng nhấp vào đây
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Ks : Nguyễn Bá Quỳnh
Di động : 0978 706 839 . / . 
Email : quynhnb.autovinaco@gmail.com

CÔNG TY TNHH Cơ điện Auto Vina
Nhà phân phối thiết bị tự động hoá Delta

Human Machine Interface HMI

Human Machine Interface HMI là gì ?



  HMI là từ viết tắt của Human-Machine-Interface, có nghĩa là giao diện người - máy , là một thiết bị giao tiếp giữa người điều hành thiết kế với máy móc thiết bị.

Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao diện” với một máy móc thì đó là một HMI. Cảm ứng trên lò viba của bạn là một HMI, hệ thống số điều khiển trên máy giặt, bảng hướng dẫn lựa chọn phần mềm hoạt động từ xa trên TV đều là HMI,…
Bộ truyền và cảm biến trước kia đều không có HMI, nhiều thiết bị trong số đó thậm chí không có cả một HMI đơn giản như một hiển thị đơn thuần. Rất nhiều trong số đó không có hiển thị, chỉ với một tín hiệu đầu ra. Một số có một HMI thô sơ: một hiển thị ASC II đơn hoặc hai dòng ASCII với một tập hợp các arrow cho lập trình, hoặc 10 phím nhỏ. Có rất ít các thiết bị hiện trường, cảm biến và bộ phân tích từng có bảng HMI thực sự có khả năng cung cấp hình ảnh đồ họa tốt, có cách thức nhập dữ liệu và lệnh đơn giản, dễ hiểu, đồng thời cung cấp một cửa sổ có độ phân giải cao cho quá trình. 
HMI sử dụng toàn bộ máy tính và màn hình hiển thị thì hạn chế đối với các phòng điều khiển bởi vì mạch máy tính, màn hình và ổ đĩa dễ hỏng. Vỏ bọc được phát triển để giúp cho HMI sử dụng máy tính có thể định vị bên ngoài sàn nhà máy, nhưng rất rộng, kềnh càng và dễ hỏng do sức nóng, độ ẩm, sự rửa trôi và các sự cố khác ở sàn nhà máy. 
HMI máy tính trước đây cũng tiêu thụ rất nhiều điện năng. Một máy tính “desktop” thông thường trong những năm 80 của thế kỷ 20 có công suất 200 W. 

2. Hỗ trợ người vận hành 
Khi các quá trình ở sàn nhà máy được tự động hóa nhiều hơn, người điều khiển cần có thêm nhiều thông tin về quá trình, và yêu cầu về hiển thị và điều khiển nội bộ trở nên phức tạp hơn. Một trong những đặc điểm tiến bộ trong lĩnh vực này là hiển thị dạng cảm ứng. Điều này giúp cho người điều khiển chỉ cần đơn giản ấn từng phần của hiển thị có một “nút ảo” trên thiết bị để thực hiện hoạt động hay nhận hiển thị. Nó cũng loại bỏ yêu cầu có bàn phím, chuột và gậy điều khiển, ngoại trừ công tác lập trình phức tạp ít gặp có thể được thực hiện trong quá trình rửa trôi. 
Một ưu điểm khác nữa là hiển thị dạng tinh thể lỏng. Nó chiếm ít không gian hơn, mỏng hơn hiển thị dạng CRT, và do đó có thể được sử dụng trong những không gian nhỏ hơn. 
Ưu điểm lớn nhất là trong các máy tính nhúng có hình dạng nhỏ gọn giúp nó thay thế hiển thị 2 đường trên một công cụ thông thường hay trên bộ truyền với một HMI có đầy đủ tính năng. 
Người điều khiển làm việc trong không gian rất hạn chế tại sản nhà máy. Đôi khi không có chỗ cho họ, các công cụ, phụ tùng và HMI cỡ lớn nên họ cần có HMI có thể di chuyển được.

II. Các thiết bị HMI truyền thống:

1.HMI truyền thống bao gồm: 

• Thiết bị nhập thông tin: công tắc chuyển mạch, nút bấm…
• Thiết bị xuất thông tin: đèn báo, còi, đồng hồ đo, các bộ tự ghi dùng giấy.

2. Nhược điểm của HMI truyền thống:

• Thông tin không đầy đủ.
• Thông tin không chính xác.
• Khả năng lưu trữ thông tin hạn chế.
• Độ tin cậy và ổn định thấp.
• Đối với hệ thống rộng và phức tạp: độ phức tạp rất cao và rất khó mở rộng.

III. Các thiết bị HMI hiện đại:
Do phát sự phát triển của Công nghệ thông tin và Công nghệ Vi điện tử, HMI ngày nay sử dụng các thiết bị tính toán mạnh mẽ.
1. HMI hiện đại chia làm 2 loại chính:

• HMI trên nền PC và Windows/MAC: SCADA.
• HMI trên nền các máy tính nhúng: HMI chuyên dụng
• Ngoài a còn có một số loại HMI biến thể khác MobileHMI dùng Palm, PoketPC.

2. Các ưu điểm của HMI hiện đại:

• Tính đầy đủ kịp thời và chính xác của thông tin.
• Tính mềm dẻo, dễ thay đổi bổ xung thông tin cần thiết.
• Tính đơn giản của hệ thống, dễ mở rộng, dễ vận hành và sửa chữa.
• Tính “Mở”: có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và nhiều loại giao thức.
• Khả năng lưu trữ cao.
3.Vị trí của HMI trong hệ thống tự động hoá hiện đại:
4. Các thành phần của HMI:

• Phần cứng:
• Màn hình:
• Các phím bấm
• Chíps: CPU, ROM,RAM, EPROM/Flash, …
• Phần Firmware:
• Các đối tượng
• Các hàm và lệnh
• Phần mềm phát triển:
• Các công cụ xây dựng HMI.
• Các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối.
• Các công cụ mô phỏng
• Truyền thông:
• Các cổng truyền thông.
• Các giao thức truyền thong

5. Các thông số đặc trưng của HMI:

• Độ lớn màn hình: quyết định thông tin cần hiển thị cùng lúc của HMI.
• Dung lượng bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu, Flash dữ liệu: quyết định số lượng tối đa biến số và dung lượng lưu trữ thông tin.
• Số lượng các phím và các phím cảm ứng trên màn hình: khả năng thao tác vận hành.
• Chuẩn truyền thông, các giao thức hỗ trợ.
• Số lượng các đối tượng, hàm lệnh mà HMI hỗ trợ.
• Các cổng mở rộng: Printer, USB, CF, PCMCIA, PC100...

6. Quy trình xây dựng hệ thống HMI:
a. Lựa chọn phần cứng:
• Lựa chọn kích cở màn hình: trên cơ sở số lượng thông số/thông tin cảm biến hiển thị đồng thời. nhu cầu về đồ thị, đồ họa(lưu trình công nghệ...).
• Lựa chọn số phím cứng, số phím cảm ứng tối đa cùng sử dụng cùng lúc.
• Lựa chọn các cổng mở rộng nếu có nhu cầu in ấn, đọc mã vạch, kết nối các thiết bị ngoại vi khác.
• Lựa chọn dung lượng bộ nhớ: theo số lượng thông số cần thu thập số liệu, lưu trữ dữ liệu, số lượng trang màn hình cần hiển thị.

b. Xây dựng giao diện:

• Cấu hình phần cứng: chọn phần cứng, chuẩn giao thức...
• Xây dựng các màn hình.
• Gán các biến số (tag) cho các đối tượng.
• Sử dụng các đối tượng đặc biệt.
• Viết các chương trình script (tùy chọn).
• Mô phỏng và gỡ rối chương trình.
• Nạp thiết bị xuống HMI.

7. Các thuật ngữ và khái niệm cơ bản của HMI:

a. Màn hình( Screen ):

• Là thành phần của phần mềm ứng dụng HMI được xây dựng trên công cụ phần mềm phát triển HMI và được nạp xuống thiết bị để chạy.
• Là nơi chứa đựng các đối tượng (Obj), các biến số (tags), các chương trình dạng ngữ cảnh (script).

Đối tượng HMI

b. Biến số (Tags):

Gồm các biến số nội tại bên trong hệ điều hành thiết bị HMI, dùng để làm các biến số trung gian cho quá trình tính toán, các biến số quá trình trong các thiết bị trên mạng điều khiển: trong PLC, trong thiết bị đo lường thông minh, trong các thiết bị nhúng nà controller khác...

c. Kiểu biến:

- Kiểu biến số (Tag type/Data type ):
• Bit: 0/1 (true/false)
• Byte: 0...255
• Word: 2 byte = 0...65025.
• Interger (Nguyên): -32512...+32512
• Long, Float, BCD.
• String: abc.

d. Chương trình script:
• Script toàn cục (global): đoạn mã chương trình Script có tác động đến toàn bộ hệ thống HMI
• Script đối tượng (Object script): là script chỉ tác dụng đến đối tượng đó. Thường là các đoạn mã chương trìnhviết cho các sự kiện (event) của đối tượng. Ví dụ: Script cho button, với sự kiễn “nhấn nút”.
e. Trend: 
Là dạng đồ thị biểu diễn sự thay đổi của một biến(tag) theo thời gian.
Có 2 loại trend chính: Trend hiện thời và trend quá khứ (history).
f. Cảnh báo Alarm:
Là một loại đối tượng để đưa ra các báo động hay thông báo sự cố cho hệ thống.

Nguồn : Internet       

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

PLC Delta chính hãng PLC giá rẻ nhất PLC nhỏ gọn nhất


PLC Delta chính hãng , PLC nhỏ gọn , PLC mới nhất , PLC rẻ nhất , DVP14SS11 DVP10EC00 DVP12SC11 DVP28SV DVP24ES DVP80EH DVP20PM00 DVP10SX DVP20EX DVP14SS2 DVP32ES2 DVP60ES DVP16EH DVP40ES DVP48EH





Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina - Chi nhánh Hà NộiNhà phân phối về các thiết bị tự động hóa của hãng DELTA ELECTRONICS tại Việt Nam.
PLC Delta, một trong các dòng PLC có khả năng tương thích trong nhiều máy móc thiết bị tự động hoá, đa dạng về sản phẩm và tính năng, ngôn ngữ lập trình và phần mềm soạn thảo theo nhiều phương pháp. Đại điện chính hãng tại Việt Nam luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành theo hãng.
Mọi thông tin chi tiết Quý vị và Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ :
PKD - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
Nguyễn Bá Quỳnh
Di Động : 0978 706 839

Một số loại thông dụng trên thị trường :



DVP-ES DVP14ES , DVP16ES , DVP24ES , DVP30ES , DVP32ES , DVP40ES , DVP60ES 
- Số lượng vào/ ra theo lựa chọn theo từng model sản phẩm
- Bộ nhớ : 14k Step cho ES , 16k Step cho ES2
________________________________________________

DVP-EX DVP20EX00R, DVP20EX11R , DVP20EX200R
- 8 ngõ vào , 6 ngõ ra số
- 4 kênh Analog : 2 ngõ vào, 2 ngõ ra
- Bộ nhớ : 14k Step cho EX , 16k Step cho EX2
________________________________________________



DVP-EC3 DVP10EC00R3 , DVP14EC00R3 , DVP16EC00R3 , DVP20EC00R3 , DVP24EC00R3 , DVP30EC00R3 , DVP32EC00R3 , DVP40EC00R3 , DVP60EC00R3 
DVP10EC00T3 , DVP14EC00T3 , DVP16EC00T3 , DVP20EC00T3 , DVP24EC00T3 , DVP30EC00T3 , DVP32EC00T3 , DVP40EC00T3 , DVP60EC00T3 
- Số lượng vào/ ra theo lựa chọn theo từng model sản phẩm
- Bộ nhớ : 4k Step
- Không hỗ trợ tính năng mở rộng thêm Modul
________________________________________________

DVP-14SSDVP14SS11T2 , DVP14SS11T, DVP14SS11R, DVP14SS11R2 , DVP14SS211T , DVP14SS211R
- 8 ngõ vào , 6 ngõ ra số
- Bộ nhớ : 14k Step cho SS , 8k Step cho SS2
________________________________________________

DVP-12SADVP12SA11R, DVP12SA11T, DVP12SA211R, DVP12SA211T
- 8 ngõ vào , 4 ngõ ra số. Ngõ ra xung lên tới 50kHz.
- Bộ nhớ : 8k Step
________________________________________________

DVP-SXDVP10SX11R , DVP20SX211R , DVP10SX11T, DVP10SX211R, DVP20SX211T
- DVP10SX11 : 4 ngõ vào số ( Digital ), 2 ngõ ra số , 2 ngõ vào Analog , 2 ngõ ra Analog
- DVP20SX2 : 8 ngõ vào số ( Digital ), 6 ngõ ra số , 4 ngõ vào Analog , 2 ngõ ra Analog
- Bộ nhớ : DVP10SX11 : 8k Step 
  DVP20SX2 : 16k Step
________________________________________________

DVP-12SCDVP12SC11R , DVP12SC11T
- 8 ngõ vào , 4 ngõ ra số . Ngõ ra xung lên tới 100kHz.
- Bộ nhớ : 8k Step
________________________________________________

DVP-28SVDVP28SV11R , DVP28SV11T
- 16 ngõ vào , 12 ngõ ra số. Ngõ ra xung lên tới 200kHz. 
- Bộ nhớ : 16k Step
- Dòng PLC chuyên dụng cho hệ thống mạng.
________________________________________________

DVP- EHDVP16EH00R, DVP16EH00T , DVP20EH00R2 , DVP20EH00T2 , DVP32EH00R2, DVP32EH00T2 , DVP40EH00R2, DVP40EH00T2 , DVP48EH00R , DVP48EH00T2 , DVP64EH00R , DVP80EH00R , DVP64EH00T , DVP80EH00R
- Số lượng vào/ ra theo lựa chọn theo từng model sản phẩm
- Bộ nhớ : 16k Step
- Tốc độ xử lý nhanh, hỗ trợ nhiều tính năng chuyên dụng.
________________________________________________
DVP- PMDVP20PM00D , DVP20PM00M
- 8 ngõ vào, 8 ngõ ra số.
- Bộ nhớ : 64k Step
- Dòng PLC chuyên dụng cho điều khiển chuyển động, ngõ ra xung lên tới 500kHz, hỗ trợ nội suy đường cong 2 trục và nội suy tuyến tính 3 trục.
- Tương thích với G-Code / M-Code
- Tính năng Electronic cam : 2048 điểm
________________________________________________
PKD - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
Nguyễn Bá Quỳnh
Di Động : 0978 706 839