Mở đầu :
- HMI Delta - loại giao tiếp bằng cảm ứng chia làm 2 dòng sản phẩm chính:
+ DOP-A Series : bao gồm DOP-A, DOP-AS, DOP-AE
Ví dụ: DOP-AS57BSTD, DOP-AE80THTD, DOP-A57GSTD, ...
+ DOP-B Series :
Ví dụ: DOP-B03S210, DOP-B03S211, DOP-B04S211, DOP-B05S111, DOP-B05S101, DOP-B07S201, DOP-B07S411, DOP-B10S411, DOP-B10S615, ...
- Khi lập trình HMI cho một máy tự động, chúng ta có nhiều hơn 1 cách để thực hiện cho HMI hiển thị các bước thực hiện hoặc các sự cố của máy trong quá trình chạy. Các thông số có thể lưu theo thời gian thực. Bài viết dưới đây sẽ lấy ví dụ về ứng dụng chức năng Alarm để thực hiện việc này.
- Tất cả các dòng sản phẩm HMI Delta đều tích hợp tính năng ALarm. Với bài viết này, chúng ta dùng DOP-B series, loại DOP-B07S411.
Ví dụ về lập trình hiển thị lịch sử vận hành thiết bị trên HMI Delta DOP-B Series :
1. Cài đặt phần mềm soạn thảo chương trình - lập trình cho HMI Delta DOP-B Series :
Phần mềm lập trình cho HMI Delta DOP-B Series có thể tại trực tiếp theo link :
DOP-B Series Software | ||||
Software Name | Explanation | Issue Date | File Size | Comment |
Screen Editor V2.00.23 | for DOP-B series | 2011-06-02 | 45.3MB | |
Screen Editor V2.00.23 patch | for DOP-B07S2000 | 2012-01-03 | 802KB | Upgrade B07S200 Firmware |
DOPSoft V1.01.08 | for DOP-B series | 2013-09-02 | 85.5MB | |
DOPSoft V1.01.08 patch | for DOP-B series | 2013-12-02 | 68.1MB | Apply to v3.0067 firmware |
2. Mở phần mềm, tạo file và lựa chọn loại màn hình cần soạn thảo :
Mở phần mềm:
Tạo file mới:
Giả sử chọn màn hình sử dụng là HMI - DOP-B07S411
Nhấn vào Finish để hoàn thành quá trình tạo file mới hoặc nhấn Next để chuyển tới thiết lập cổng kết nối. Ở đây là mô phỏng nên không cần các bước sau.
3. Thiết lập chế độ cho Alarm
Sau khi tạo file, phần mềm sẽ hiện ra trang màn hình đầu tiên. Để thiết lập chế độ Alarm, chúng ta chọn vào thẻ " Options " và tìm đến thẻ " Alarm Setup " :
Bảng thiết lập Alarm hiện ra:
Tiếp theo, đặt địa chỉ đọc dữ liệu cho Alarm.
Giả sử với ứng dụng kết nối với PLC Delta, chúng ta có thể thiết lập đọc địa chỉ bít relay phụ M và chọn điểm bắt đầu Alarm 1 là M0.
Khi đó, M0 sẽ tương ứng với Alarm No 1, M1 tương ứng với Alarm No 2, ...
* Các thiết lập khác gồm có:
- Scan Time : Chu kỳ thời gian để kiểm soát trạng thái và xuất hiển thị Alarm.
- Max Record : Tổng số Alarm có thể lưu trữ lại.
Các tùy chọn cần thêm:
- Hold : cho phép ghi nhớ trạng thái Alarm. Sau khi tích chọn vào tùy chọn Hold. Chúng ta cần chọn nơi lưu trữ là HMI hay USB. Ở đây, chúng ta sẽ lưu trên HMI.
Các tùy chọn khác chúng ta để mặc định.
* Bước tiếp theo là quy định tên cho từng bit M tương ứng với Alarm trong bảng bên dưới:
Giả sử chúng ta có các trạng thái như sau:
Alarm 1 tương ứng với bit M0 : Khi ON sẽ báo trạng thái " Khởi động hệ thống "
Alarm 2 tương ứng với bit M1 : Khi ON sẽ báo trạng thái " Dừng hệ thống "
............................................................................................................................
Sau khi thiết lập xong. Nhấn OK để xác nhận và thoát khỏi chế độ cài đặt cho Alarm.
4. Tạo bảng Alarm và sử dụng:
Trên màn hình chính, kích chuột phải và chọn vào mục Alarm History Table hoặc tìm tới biểu tượng Alarm để chọn :
Sau đó để chuột ra nền màn hình chính và kích giữ chuột trái để vẽ ra bảng Alarm History Table với kích thước cần :
Tiếp theo, chọn vào bảng đó và nhìn sang cột bên phải màn hình, mục Detail... trong Property . Chọn vào đó để thiết lập hiển thị cho Alarm History Table :
Chúng ta thiết lập các thông số như trong hình bên dưới gồm có:
Hiển thị thời gian , ngày tháng năm xảy ra trạng thái Alarm, ...
Để mô phỏng trực tiếp tại phần mềm, chúng ta cần tạo ra các nút kích hoạt ON cho các bit M tương ứng với Alarm đã định trước.
Cách thiết lập bit mọi người cũng có thể tham khảo ở bài viết trước :
Lập trình vẽ đồ thị trên HMI Delta
Kích chuột phải và nền màn hình thiết kế và chọn vào mục Button, tìm tới Momentary. Sau đó kích chuột trái lên nền màn hình rồi vẽ nút nhấn với kích thước cần.
Vẽ nút nhấn xong, kích chọn vào nút nhấn và nhìn sang cột " Property " bên trái để đặt địa chỉ cho nút nhấn :
Lần lượt thiết lập địa chỉ cho nút nhấn là M0 - tương ứng với Alarm 1
Dùng thao tác Copy - Paste để tạo ra các nút tiếp theo và thay đổi địa chỉ tương ứng :
M1 - Alarm 2 , M2 - Alarm 3 , ...
Ở ví dụ này chúng ta sẽ tạo ra 8 nút kích hoạt tương ứng với 8 trạng thái Alarm.
Kết quả thiết kế :
5. Biên dịch, mô phỏng chạy thử:
Biên dịch chương trình
Xem kết quả biến dịch trong mục Output.
Sau đó nhấn vào nút mô phỏng offline, không cần tới PLC để chạy thử.
Nút chức năng mô phỏng Offline
Kết quả chạy thử:
Lần lượt kích hoạt các nút nhấn ON bit M0~M7 tương ứng với Alarm 1~8, chúng ta có kết quả sau:
Nếu thực hiện trên màn hình thực, kết quả trên sẽ được lưu lại trên bộ nhớ của màn hình.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho quý khách và các bạn có thể dễ dàng hơn trong ứng dụng HMI Delta.
Biên soạn :
© Nguyễn Bá Quỳnh
Ngày 01/01/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét